Cửa gỗ công nghiệp là một trong những dòng sản phẩm cửa nội thất đang được quý khách hàng quan tâm trong những năm gần đây, tuy đây là dòng sản phẩm mới nhưng rất được quý khách hàng quan tâm, tin dùng thay thế cho dòng cửa gỗ tự nhiên truyền thống. Loại cửa này có ưu điểm là có nhiều thiết kế hiện đại lẫn truyền thống. Đa dạng màu sắc và mẫu mã với đặc điểm siêu việc là giả vân gỗ y như cửa gỗ tự nhiên nhưng giá thành lại rẻ hơn cửa gỗ tự nhiên. Vậy cửa gỗ công nghiệp là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Mục lục
1. Cửa gỗ công nghiệp là gì?
Cửa gỗ công nghiệp là khái niêm cơ bản đễ phân biệt cửa gỗ tự nhiên và cửa gỗ nhân tạo. Đây là dòng cửa sử dụng phần lớn các sản phẩm ván hoặc gỗ công nghiệp thay thế cửa gỗ tự nhiên để tạo thành sản phẩm cửa hoàn thiện.
Các ván gỗ này được sản xuất từ cành cây, gỗ thừa, gỗ vụn, các loại cây rừng như bạch đàn, keo, cao su… Những loại gỗ này sau khi được nghiền nhỏ sẽ được trộn keo kết dính và chất phụ gia, đem nén ép ở áp lực lớn đễ tạo thành các tắm gỗ có kích thước khác nhau. Do xử dụng những tắm HDF và MDF nên tạo ra được những sản phẩm ưu việt hơn cửa gỗ truyền thống, cũng như độ bền cao hơn so với những loại cửa thông thường.
2. Bảng báo giá cửa gỗ công nghiệp
SẢN PHẨM | KÍCH THƯỚC (mm) | ĐƠN GIÁ |
1. Cửa gỗ HDF Sơn NC | 890×2180 | 2.090.000 đ/bộ |
2. Cửa gỗ HDF Veneer | 890×2180 | 2.590.000 đ/bộ |
3. Cửa gỗ MDF sơn PU | 900×2200 | 1.750.000 đ/m² |
4. Cửa gỗ MDF Veneer | 900×2200 | 1.850.000 đ/m² |
5. Cửa gỗ MDF lõi xanh chống ẩm phủ Melamine An Cường | 900×2200 | 1.950.000 đ/m² |
6. Cửa gỗ tinh thể Carbon phủ Melamine | 900×2200 | 1.950.000 đ/m² |
7. Cửa gỗ MDF lõi xanh chống ẩm phủ Laminate An Cường | 900×2200 | 2.700.000 đ/m² |
8. Cửa gỗ HDF siêu chống ẩm phủ Melamine An Cường | 900×2200 | 2.150.000 đ/m² |
9. Cửa gỗ HDF siêu chống ẩm phủ Laminate An Cường | 900×2200 | 2.900.000 đ/m² |
10. Cửa gỗ WPB phủ Laminate An Cường | 900×2200 | 3.000.000 đ/m² |
11. Cửa gỗ biến tính | 900×2200 | 6.240.000đ/m² |
Lưu ý:
- + Giá trên chưa bao gồm phụ kiện, công lắp.
- + Liên hệ ngay hotline: 0919.205.927 để được hỗ trợ tư vấn báo giá.
3. Cấu tạo cửa gỗ HDF
– Cửa gỗ HDF là loại cửa có khung được làm từ gỗ tự nhiên hoặc một số được làm từ gỗ công nghiệp. Cánh cửa cũng có khung xương bằng gỗ tự nhiên. Sau đó được ép 2 lớp ván gỗ công nghiệp vào 2 mặt bên cửa cánh cửa, bên trong cửa có thể được nhồi giấy honeycomb. Tấm ván gỗ này là ván gỗ HDF (High Density Fiberboard – gỗ sợi mật độ cao) mà bề mặt đã được gia công sử lý bằng nước sơn hoặc dán lên lớp vân gỗ Veneer.
– Cánh cửa có độ dày 40mm, khung bao dày (40×110)mm, nẹp chỉ (40×10)mm.
Cửa gỗ HDF có 2 loại cửa là Cửa gỗ Công Nghiệp HDF Sơn và Cửa gỗ Công Nghiệp HDF Veneer
4. Cấu tạo cửa gỗ MDF
Cửa gỗ công nghiệp MDF là dòng cửa được sản xuất từ nguyên liệu chính là ván gỗ công nghiệp MDF (Medium density fiberboard).
• Cánh cửa có độ dày 40mm được làm từ cốt MDF có độ dày trung bình từ 5 – 6mm. Bề mặt phủ sơn, veneer, melamine hoặc Laminate. Bên trong là khung xưởng gỗ tự nhiên và giấy tổ ong (Honeycomb).
• Khung bao: (45×110)mm làm từ gỗ tự nhiên đã được xử lý chống mối mọt, tăng tuổi thọ sử dụng.
• Nẹp chỉ: (50×10)mm làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Màu sắc tương thích với cánh cửa và khung bao. Giúp trang trí, che khe hở phần tiếp giáp giữa khung bao và vách tường.
Cửa gỗ MDF có các loại sau: Cửa gỗ HDF Sơn, Cửa gỗ HDF Veneer, Cửa gỗ MDF Melamine, Cửa gỗ MDF Laminate, Cửa gỗ HDF siêu chống ẩm phủ Melamine, Cửa gỗ HDF siêu chống ẩm phủ Laminate, cửa gỗ WPB phủ Laminate.
5. Cấu tạo cửa gỗ tinh thể carbon phủ Melamine
Cửa gỗ carbon (hay còn gọi là cửa gỗ tinh thể carbon) là loại cửa được làm từ chất liệu gỗ kết hợp với tấm nhựa carbon bề mặt là tấm melamine vân gỗ. Vật liệu này có đặc tính nhẹ, độ bền cao, chống chịu với môi trường tốt. Cửa có khả năng chống cháy, chống thấm nước. Nhờ đó mà nó được nhiều người tin dùng.
+ Cánh cửa có độ dày 40mm. Bên trong là khung xương gỗ cao su tự nhiên ghép. Mặt ngoài là 2 tấm nhựa carbon cao cấp có phủ lớp melamine vân gỗ trên bề mặt.
Khung bao cửa gỗ carbon được bằng bằng gỗ ghép cao su, bề mặt là tấm carbon phủ melamine. Độ dày khung bao (35×100)mm. Ngoài khung bao gỗ ra còn có khung bao nhựa composite chống nước lắp được cho nhà vệ sinh.
Khung bao composite sử dụng cho cửa gỗ cacbon có các biên dạng theo dày tường 100mm-125mm-140mm-160mm-200mm-240mm, nẹp tăng thêm dày tường tối đa 30mm nữa, các khung bao cả gỗ lẫn nhựa từ 100 đến 160 đều không phát sinh giá, khung bao từ 200 – 240 phát sinh 500k/ bộ.
7. Ưu nhược điểm của cửa gỗ công nghiệp
*** Ưu điểm của cửa gỗ công nghiệp:
- + Giá thành rẻ: So với cửa gỗ tự nhiên, cửa gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.
- + Mẫu mã đa dạng: Cửa có rất nhiều mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng.
- + Chống cong vênh, co ngót: Nhờ được sản xuất từ các nguyên liệu đã qua xử lý, cửa gỗ có khả năng chống cong vênh, co ngót tốt hơn cửa gỗ tự nhiên, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
- + Cách âm tốt: Cửa gỗ có khả năng cách âm tốt, giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài, tạo sự yên tĩnh cho không gian nội thất.
- + Dễ dàng vệ sinh: Cửa có bề mặt nhẵn mịn, dễ dàng lau chùi, vệ sinh.
- + Trọng lượng nhẹ: Cửa có trọng lượng nhẹ hơn cửa gỗ tự nhiên. Giúp giảm tải trọng cho công trình và dễ dàng di chuyển.
*** Nhược điểm của cửa gỗ công nghiệp:
+ Độ bền thấp: So với cửa gỗ tự nhiên, cửa gỗ công nghiệp có độ bền thấp hơn, tuổi thọ trung bình khoảng 10 – 15 năm.
+ Khó sửa chữa: Khi bị hư hỏng thường khó sửa chữa hơn cửa gỗ tự nhiên.